Tỷ lệ trích Bảo Hiểm 2021 – Kiến thức hữu ích mới nhất cần biết

Tỷ lệ trích bảo hiểm tính trên tiền lương đóng BHXH được quy định như thế nào. Tiền lương tháng đóng BHXH là gì và gồm những khoản nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích theo các quy định mới nhất năm 2021 vieclamdanang.vn chia sẻ cùng bạn qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tiền lương đóng BHXH bắt buộc

Tiền lương rất quan trọng không chỉ đối với Người lao động mà còn đối với cả Người sử dụng lao động. Nhắc đến khái niệm về tiền lương. Hẳn trong số những người đã từng tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Ít nhất một lần đã bắt gặp qua các khái niệm để phân biệt lương gộp là gì, thu nhập ròng là gì hay lương trước thuế là gì. Theo quy định của Luật Bảo Hiểm Xã Hội, tiền lương đóng BHXH bắt buộc được khấu trừ trên khoản lương nào. Để làm rõ được thắc mắc này. Chúng ta cùng lần lượt tìm hiểu và phân biệt rõ các khái niệm trên.

Tiền lương đóng BHXH bắt buộc sẽ được căn cứ dựa trên mức lương gộp trước thuế
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc sẽ được căn cứ dựa trên mức lương gộp trước thuế

Lương gộp – Gross income là gì? Còn được gọi là lương tổng trên bảng lương. Là tổng số tiền lương mà người lao động được nhận cho tháng lương đó trên danh nghĩa. Tức là phần lương trước thuế. Chưa được khấu trừ các loại bảo hiểm cũng như thuế thu nhập cá nhân (nếu có). Người lao động có mức đóng góp là 10,5% cho 3 loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Còn thu nhập ròng (Net Income, lương thực nhận) là số tiền cuối cùng sau khi trừ hết các khoản thuế và bảo hiểm đã đóng.

Như vậy, qua đây người lao động đã có thể xác định được tiền lương đóng BHXH bắt buộc sẽ được căn cứ dựa trên mức lương gộp trước thuế. Được xác định trên hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và cá nhân mỗi người tham gia lao động.

Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương được căn cứ trên các khoản nào?

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp, đơn vị trên thị trường tuyển dụng Đà Nẵng. Sẽ được hưởng rất nhiều các lợi ích.

Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương được quy định theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH
Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương được quy định theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH

Các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương bao gồm các khoản như:

  1. Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN)
  2. Kinh phí công đoàn.
  3. Thuế thu nhập cá nhân.
  4. Các khoản bảo hiểm trích theo lương gồm có: BHXH; BHYT; BHTN; BHTNLĐ-BNN.

Căn cứ vào quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Công văn số 2159/BHXH-BT, tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương được quy định như sau:

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích hảo hiểm vào chi phí của người sử dụng lao độngTỷ lệ trích bảo hiểm vào lương của người lao động

Tổng

BHXH

17%8%25%

BHYT

3%1,5%

4,5%

BHTN

1%1%2%

BHTNLĐ-BNN

0,5%

0,5%

Tổng

21,5%10,5%

32%

Kinh phí công đoàn

2%

2%

Như vậy, 32% lương của người lao động sẽ được khấu trừ cho 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cuối cùng là bảo hiểm xã hội. Trong đó người lao động đóng 10,5% với mức đóng lần lượt là 8%, 1,5% và 1% cho 3 loại bảo hiểm. Còn lại 20,5% do doanh nghiệp chi trả.

Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa làm căn cứ để xác định tỷ lệ trích bảo hiểm

Các khoản trích theo lương hiện nay áp dụng tại các doanh nghiệp thường được căn cứ dựa trên mức tiền lương tối thiểu vùng của người lao động. Với tỷ lệ trích bảo hiểm cụ thể được quy định theo từng trường hợp.

Tỷ lệ trích bảo hiểm theo mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa được quy định từng trường hợp cụ thể
Tỷ lệ trích bảo hiểm theo mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa được quy định từng trường hợp cụ thể

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như sau:

  1. Mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng 20 tháng lương cơ sở (năm 2020 tương đương 29,8 triệu đồng)
  2. Mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  3. Mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  4. Đối với người lao động có làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%.
  5. Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%. So với mức lương của công việc hoặc chức danh tương đương đang làm việc trong điều kiện lao động bình thường

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 quy định như sau:

  • Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;
  • Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;
  • Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;
  • Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

Căn cứ theo Quyết định 595/2017/QH-BHXH quy định các đối tượng được tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời gian, HĐLĐ xác định thời gian.
  2. Người làm việc theo HĐLĐ mùa vụ hoặc tham gia đảm nhận công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi
  3. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  4. Cán bộ, công chức, viên chức
  5. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
  7. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  8. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  9. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
  10. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  11. Công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Kết luận

Đa số các doanh nghiệp tư nhân hiện nay thường lấy mức lương tối thiểu vùng. Làm căn cứ để đóng BHXH cho người lao động. Mức lương đóng BHXH càng thấp, tỷ lệ trích đóng BHXH càng thấp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có lợi nhiều hơn. Tuy vậy lợi ích dành cho người lao động sau này được hưởng sẽ ít hơn.

Trên đây là chia sẻ của vieclamdanang.vn về các khoản trích theo lương và tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương cho từng đối tượng cụ thể. Hy vọng đã mang lại những kiến thức hữu ích. Giúp người lao động bảo vệ quyền và những lợi ích của mình khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị.

Gửi CV có ngay việc làm