Tại sao bạn làm lâu như vậy nhưng vẫn mãi là nhân viên?

Gắn bó lâu dài tại một công ty, chắc chắn bạn luôn phấn đấu, cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thăng tiến lên cấp bậc cao hơn. Có rất nhiều người làm tại một công ty rất lâu, nỗ lực vì công việc nhưng vẫn mãi là nhân viên. Hôm nay chuyên trang Việc làm Đà Nẵng xin gửi tới các bạn mọt số nguyên nhân dẫn đến việc này!

Bạn đã thực sự nỗ lực và mục tiêu rõ ràng?

Trong suốt quá trình làm việc, liệu rằng bạn đã thực sự nỗ lực hết mình cho công việc. Hay bạn vốn dĩ chỉ làm việc theo quán tính, rập khuôn một cách nhàm chán. Có nhiều người cho rằng cứ làm việc lâu năm sẽ được thăng tiến. Thậm chí, khi đang còn thiếu về trình độ chuyên môn nhưng vẫn cố làm công việc trước mắt để có danh thâm niên. Với suy nghĩ đó, cho dù là làm việc 5 năm hay 10 năm, thì bạn vẫn sẽ mãi là một nhân viên và rất khó có cơ hội được thăng tiến. 

Do đó, để có sự thay đổi trong công việc, trước hết bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Thay vì cho rằng làm việc lâu năm sẽ được thăng tiến, hãy làm việc hết mình vì công việc và đam mê của bản thân. Mục tiêu luôn là điều cần thiết trước tiên cho mọi công việc. Vì vậy, bạn hãy vạch ra cho bản thân những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, bạn có thể xác định được, bản thân cần phải trau dồi thêm những kiến thức mới nào, cần học tập thêm điều gì và cần thay đổi cách làm việc như thế nào cho phù hợp. Đừng tự đưa bản thân vào một khuôn khổ làm việc máy móc. Bởi cấp trên chỉ trao cơ hội cho những ai làm việc năng động, nỗ lực hết mình, luôn sáng tạo và không ngừng học hỏi. 

Xác định và đặt ra mục tiêu giúp bạn hoàn thiện công việc tốt nhất.

Hoàn thành công việc. Đã đủ hay chưa?

Có phải bạn luôn cho rằng, hoàn thành tốt công việc được giao đã là đủ. Những phần việc không liên quan hoặc không cần thiết, hoặc có khi là công việc phát sinh thì không cần phải gấp gáp. Bạn vẫn cứ để những việc phát sinh cuối giờ giải quyết vào ngày mai. Thay vì bạn bỏ thời gian ra đi tìm kiếm khách hàng mới hay hợp đồng mới, thì bạn lại nghỉ ngơi và đợi cấp trên giao công việc cho mình. Những công việc phát sinh thường bị nhiều người né tránh vì cho rằng đó không phải là nhiệm vụ của mình nên chẳng cần quan tâm. Nhưng thật ra, đây cũng chính là một phần lý do khiến bạn mãi không thể bước lên một cấp bậc cao hơn được. 

Bạn có biết, để trở thành một người lãnh đạo, đứng trên nhiều nhân viên, quản lý nhiều người thì kinh nghiệm, trình độ và vốn hiểu biết không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn. Bởi những công việc phát sinh hằng ngày yêu cầu người quản lý cần phải biết cách giải quyết linh hoạt. Đồng thời, hiểu được những công việc mà cấp dưới của mình đang làm để có những phương hướng, kế hoạch mới cho công việc. 

Như vậy, việc bạn chỉ hoàn thành công việc được giao mà không dành thời gian để học hỏi thêm thì rất khó có cơ hội để có thể bước thêm một bậc. Tạo nên sự khác biệt với những đồng nghiệp khác ngay từ những việc nhỏ nhất và dần trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết sẽ là nền tảng cho quá trình thăng tiến của bạn đấy!

Thái độ rất quan trọng

Trong công việc, thái độ chiếm một phần rất quan trọng. Trình độ bạn có thể dần dần nâng cấp, trau dồi thêm mỗi ngày để nang cao. Nhưng thái độ ngay từ đầu của bạn có thể tạo nên dấu ấn trong suy nghĩ của cấp trên và đồng nghiệp. Chính vì vậy, việc điều chỉnh thái độ đối với công việc cũng như đồng nghiệp là điều hết sức cần thiết. Đôi khi bạn quá tự tin vào bản thân và khó giữ được sự khiêm tốn, đề cao cái tôi cá nhân chẳng hạn. Hoặc bạn bỏ qua những ý kiến, đóng góp của đồng nghiệp mà chỉ một mực khăng khăng là mình đúng và không cần chỉnh sửa. Đây chính là một trong những nguyên nhân nhân mà bạn làm lâu như vậy nhưng vẫn mãi là nhân viên, khó thăng tiến trong cộng việc.

Bạn cần chứng tỏ mình là người có năng lực, có mục tiêu và trách nhiệm trong công việc. Nhưng bạn cũng nên thể hiện thái độ tôn trọng và khiêm nhường đối với mọi người. Như vậy, bạn không những có được tình cảm, sự đồng lòng của đồng nghiệp mà còn nhận được sự tín nhiệm của cấp trên. 

Thái độ quyết định một phần cho quá trình thăng tiến của bạn

Trách nhiệm và sự sáng tạo

Bạn đi làm đúng giờ, tan ca đúng giờ. Như vậy có hoàn toàn tốt cho việc bạn muốn thăng tiến. Thực tế công việc không giống với những gì bạn suy nghĩ. Những vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến công việc có thể nảy sinh bất cứ lúc nào. Chẳng hạn như đã đến giờ tan ca, nhưng khách hàng lại mail cho bạn và hỏi về vấn đề hợp đồng. Bạn có thể nhắm mắt bỏ qua và để đến ngày mai phản hồi. Nhưng đôi lúc, cơ hội lại vụt mất ngay khi đã ở trong tầm tay của bạn. Có thể đó lại là một hạng mục quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn và quyết định đến con đường sự nghiệp của bạn. 

Chính vì vậy, những công việc mà bạn đảm nhận, ngoài việc hoàn thành nó cho thật tốt, bạn còn phải có trách nhiệm với công việc đó. Song song với đó, sự sáng tạo trong quá trình làm việc là điều hết sức cần thiết. Không một lãnh đạo nào muốn đưa một người chỉ biết làm theo khuôn mẫu lên làm quản lý hay một cấp bậc nào cao hơn đâu. Thay đổi, sáng tạo trong tư duy luôn đem đến hiệu quả công việc cao. Và đó chính là điều mà một  người quản lý cần. 

Bạn còn thiếu yếu tố nào trong những điều nêu trên. Nếu vẫn còn chưa chắc chắn về một trong 4 điều trên thì đó chính là lý do tại sao bạn làm lâu như vậy nhưng vẫn mãi là nhân viên. Hãy dành thời gian để xem xét và nỗ lực gấp đôi để bù lại khoảng thời gian chúng ta đã bỏ qua trước đây. Cơ hội thăng tiến nằm ở chính bản thân của bạn. Nắm bắt nó ngay bây giờ, thay đổi và nỗ lực hơn nữa,  đừng chỉ dựa vào danh làm việc thâm niên nhé!

Gửi CV có ngay việc làm