Phân biệt Senior với Fresher, Junior và Intern trong doanh nghiệp bạn nên biết

Senior, Junior, Fresher, Internship là những thuật ngữ cơ bản về chức danh, vị trí ở từng doanh nghiệp. Hiểu về khái niệm và cách phân biệt các thuật ngữ này, ứng viên sẽ phần nào đánh giá được tiềm năng ở từng vị trí, để tham gia ứng tuyển vào các vị trí phù hợp nhất với trình độ và khả năng bản thân

Senior là gì?

Những nhân sự dày dặn kinh nghiệm và nắm chắc chuyên môn trong lĩnh vực làm việc được gọi là Senior. Thông thường, những người có thâm niên làm việc từ 4 – 5 năm sẽ được gọi là Senior. Họ có khả năng làm việc độc lập và sẵn sàng tìm cách khắc phục những khó khăn phát sinh trong công việc. Ngoài thâm niên làm việc, Senior cũng được phân cấp bậc tùy vào năng lực, trình độ của từng người.

Để trở thành Senior, bạn cần vững chắc một số kỹ năng:

Kỹ năng lãnh đạo: đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần có. Senior cần lên kế hoạch và phân công công việc cụ thể cho các Junior, quản lý tốt những nhân viên cấp dưới. Ngoài chuyên môn, Senior rất cần có kỹ năng lãnh đạo để thăng tiến trong sự nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm: Teamwork là kỹ năng quan trọng của bất kỳ nhân sự nào. Nhờ vậy, các Senior dễ dàng phối hợp hoạt động với đồng nghiệp, các phòng ban khác.

Kỹ năng giao tiếp: Senior được giao làm mentor để hướng dẫn những nhân sự mới. Kỹ năng giao tiếp tốt từ các Senior sẽ góp thêm phần giúp đỡ họ hòa nhập môi trường làm việc. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Senior trình bày quan điểm, truyền tải ý tưởng.

Junior là gì?

Junior là thuật ngữ dùng để nói về chức danh, vị trí làm việc của những nhân viên nhỏ tuổi, ít thâm niên. Junior đa phần có ít hoặc chưa có kinh nghiệm chuyên môn. Họ thường đảm nhận giải quyết những vấn đề không quá khó khăn và phức tạp. Đối với những công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì Junior cần đến sự hỗ trợ của các Senior.

Đối với những công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì Junior cần đến sự hỗ trợ của các Senior.
Đối với những công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì Junior cần đến sự hỗ trợ của các Senior.

Fresher là gì?

Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những bạn sinh viên công nghệ thông tin vừa mới ra trường, những người mới bắt đầu bước chân vào công việc. Đây là những nhân tố đã được trang bị đủ những kiến thức nhưng lại chưa áp dụng kiến thức đó vào thực tế bao giờ. Định danh như vậy, có thể nói, Freshers là các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế. Nhưng vô cùng năng động, nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến hết sức mình, không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực.

Freshers là các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế
Freshers là các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế

Internship là gì?

Khác với Fresher, Internship là vị trí thực tập sinh. Thuật ngữ này dùng để định danh cho những sinh viên năm cuối đang có nhu cầu thực tập. Internship sẽ cần trải qua một buổi phỏng vấn. Để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về năng lực hiện tại của bạn. Qua đó đưa ra quyết định phân công bạn vào vị trí phù hợp.

Thuật ngữ internship này dùng để định danh cho những sinh viên năm cuối đang có nhu cầu thực tập
Thuật ngữ internship này dùng để định danh cho những sinh viên năm cuối đang có nhu cầu thực tập

Phân biệt giữa Senior với Fresher, Junior và Intern

Về trình độ chuyên môn

Trong 4 cấp bậc kể trên, Senior là nhóm người có trình độ cao và kinh nghiệm nhiều nhất. Tiếp đến là Junior, nhóm người có ít kinh nghiệm hơn và khả năng xử lý công việc hạn chế hơn. Fresher vốn đã có kiến thức cơ bản về nghề nhưng chưa có cơ hội và điều kiện tiếp xúc thực tế. Do vậy, họ chưa thật sự thành thục công việc, thao tác chưa được xuất sắc. Còn với Internship, các bạn đang trong giai đoạn thực tập nên trình độ chuyên môn chưa được đầy đủ và chuyên sâu. Với nguồn kiến thức của Internship, luôn cần đến sự hướng dẫn từ các Senior khác.

Về trách nhiệm công việc

Senior là những người đã làm việc lâu năm, với kiến thức chuyên môn vững chắc. Vì vậy, thường đảm đương những công việc quan trọng, cần xử lý các vấn đề khó khăn hơn. Với kinh nghiệm và năng lực của mình đã được khẳng định và ghi nhận qua công việc, Senior thường rất được coi trọng và chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho những người mới. Để không bị đào thải, các Senior cần phải phát triển bản thân liên tục, luôn cập nhật những điều mới chứ không chỉ làm mãi một công việc đã cũ.

Với các Junior, họ dành nhiều thời gian hơn để học hỏi từ các Senior và cần xử lý các công việc có mức độ khó vừa phải. Họ thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công từ cấp trên của mình. Và không ngừng phấn đấu để phát triển kỹ năng của mình.

Fresher chịu trách nhiệm hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và deadline cấp trên đã giao. Trong khi đó, Internship đang trong giai đoạn học việc, sẽ được chỉ bảo quy trình và phong cách làm việc. Internship sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu với những nhân sự đầy kinh nghiệm và thâm niên làm việc lâu năm trong các công ty.

Về lương thưởng

Senio, Junior, Fresher vốn đã là nhân viên chính thức. Vì vậy, chế độ phúc lợi được hưởng và mức thu nhập tùy vào năng lực, cấp bậc trong tổ chức và thỏa thuận ban đầu với phía doanh nghiệp.

Internship, chưa phải là nhân viên chính thức. Vì vậy, lương thưởng có được nhận hay không. Sẽ tùy thuộc vào quy mô và chính sách từ các doanh nghiệp

Mất bao lâu để Fresher, Junior lên Senior ?

Số năm kinh nghiệm không phải là yếu tố tiên quyết để phân nhóm Fresher, Junior và Senior. Yếu tố quan trọng nhất phải nhắc đến trình độ và năng lực cá nhân. Nếu không thể phát triển thêm các kỹ năng khác để bổ trợ cho công việc chính của mình. Thì rất khó để phát triển. Thực tế, trên thị trường việc làm và tuyển dụng Đà Nẵng, có không ít người, dù đã đi làm 4 – 5 năm nhưng chỉ làm mãi một công việc đã cũ. Có thể nói, thời gian để từ một Fresher hay Junior tiến lên Senior là tùy thuộc ở mỗi cá nhân. Điều này được dựa vào kỹ năng làm việc, khả năng phát triển và sự cố gắng của mỗi người.

Thời gian để từ một Fresher hay Junior tiến lên Senior là tùy thuộc ở mỗi cá nhân
Thời gian để từ một Fresher hay Junior tiến lên Senior là tùy thuộc ở mỗi cá nhân

Kết luận

Senior là gì, khác gì với Junior, Fresher và Intern? Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc xung quanh các cấp bậc này. Dù ở vị trí, cấp bậc làm việc nào, người lao động đều cần phải nỗ lực hết mình để trau dồi kiến thức và phát triển bản thân mỗi ngày. Thường xuyên cập nhật kiến thức và tiếp thu những điều mới. Có như vậy, mới có thể đảm bảo vị trí của mỗi cá thể trong tổ chức. Không bị đào thải khỏi tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Truy cập ngay website vieclamdanang.vn để tham khảo những việc làm mới nhất. Qua đó, phát huy những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình có. Cập nhật các mẫu CV xin việc ấn tượng cho từng ngành nghề nhé!

Gửi CV có ngay việc làm