Bí quyết trình bày kỹ năng trong CV xin việc giúp bạn hạ gục mọi đối thủ
Mục kỹ năng trong CV xin việc luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. Bởi thông qua đó, giúp các nhà tuyển dụng sẽ có thể biết được ứng viên có những kỹ năng gì, có phù hợp với vị trí làm việc và doanh nghiệp hay không. Đồng thời, một CV với những kỹ năng đa dạng sẽ có ưu thế trong cuộc đua đến “chiếc ghế phỏng vấn”. Bạn đã biết cách thể hiện các kỹ năng trong CV chưa? Cùng tham khảo một số gợi ý cách viết kỹ năng trong CV thật hoàn hảo và gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng sau đây nhé!
Khái niệm kỹ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó. Có thể đó là những công việc liên quan đến kỹ thuật, chuyên môn hoặc những việc làm được thông qua bởi biểu hiện cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Không có khái niệm nào đồng nhất để định nghĩa cho thuật ngữ kỹ năng. Tùy vào mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau. Nhìn chung kỹ năng – skill, là việc một người nào đó vận dụng khả năng hoặc năng lực bản thân đã tích lũy trong quá trình kéo dài. Để thực hiện một hành động nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.

Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng. Tùy mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau. Nhìn chung, kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực mà bản thân đã trau dồi và tích lũy. Để thực hiện một hành động nhằm tạo ra kết quả như mong muốn
Hiện nay, có rất nhiều người đang nhầm lẫn trong cách viết kĩ năng hay kỹ năng. Theo dữ liệu từ các từ điển tiếng việt phổ biến hiện nay. Kỹ năng mới là cách viết chính xác.
Điều chỉnh mục kỹ năng trong CV phù hợp với mô tả công việc
Khi tiếp cận với tin tức tuyển dụng tại Đà Nẵng, ứng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung phần mô tả công việc. Ghi chú lại những kỹ năng cụ thể được yêu cầu cho vị trí công việc. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những gì từ ứng viên. Qua đó, đối chiếu với bản thân, xác định xem bạn có phù hợp với vị trí đó hay không. Sau đó, hãy kết nối với những kỹ năng bạn đang sở hữu để có thể xây dựng một bản CV hoàn chỉnh. Lựa chọn những kỹ năng phù hợp và trình bày một cách khéo léo. Càng phù hợp với yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn càng có cơ hội được lựa chọn cao hơn so với những ứng viên khác.
Nếu bạn ứng tuyển vị trí công việc quản lý hành chính, bạn hãy đề cập đến các kỹ năng như sử dụng phần mềm Microsoft Office hay các phần mềm truy xuất dữ liệu… Còn nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí lập trình thì cần liệt kê khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C++, Java, HTML…
Bạn chỉ nên đề cập đến những kỹ năng mà bản thân thật sự am hiểu và nắm vững chuyên môn. Cần lưu ý đối với những công việc đòi hỏi chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn nên phân loại các kỹ năng theo từng mục như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng máy tính,… Qua đó, giúp nhà tuyển dụng dễ theo dõi và nắm bắt được toàn bộ nội dung mà bạn đã cung cấp.
Cách phân loại khi trình bày kỹ năng trong CV
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Bộ skill trong CV bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kiến thức đã tích lũy qua quá trình học tập, được giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở giáo dục. Kỹ năng mềm trong CV là các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân , có tính chất tự rèn luyện. Các kỹ năng mềm thường được các ứng viên nhắc đến trong CV xin việc của mình, tạo nên sức thu hút đối với nhà tuyển dụng bao gồm: kỹ năng truyền thông, làm việc nhóm, xây dựng nhóm, kỹ năng lãnh đạo…

Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tổng hợp và kỹ năng chuyên biệt
Kỹ năng chuyên môn trong CV là khả năng cá nhân hình thành nên năng lực, giúp bạn được tuyển dụng để làm một công việc đặc biệt. Kỹ năng chuyên môn thường đạt được thông qua quá trình học tập và đào tạo. Một số khác lại được tích lũy qua kinh nghiệm thực tế trong công việc trước đó.
Kỹ năng tổng hợp được rèn luyện trong một môi trường cụ thể. Tuy vậy, các kỹ năng tổng hợp lại được ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Nhóm kỹ năng này được sử dụng trong mọi công việc.
Kỹ năng thích nghi được hình thành dựa vào đặc điểm, tích cách của mỗi người. Đây được xem là năng khiếu cá nhân, chứ không phải thông qua quá trình đào tạo hay học tập. Do đó, với dạng kỹ năng đặc biệt này, rất khó định lượng.
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cách viết các kỹ năng bản thân trong CV rất quan trọng. Nếu được trình bày một cách bắt mắt và chuyên nghiệp. Sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Từ việc giúp nhà tuyển dụng dễ dàng chú ý và ấn tượng hơn, qua đó sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho ứng viên

vieclamdanang.vn chia sẻ với bạn một số mẹo viết kỹ năng xin việc làm khôn khéo, “hạ gục” nhanh chóng nhà tuyển dụng
Điền các kỹ năng công việc cụ thể cho phần kỹ năng trong CV
Chỉ nêu các kỹ năng công việc cụ thể gần đây bạn thường sử dụng hoặc có được từ công việc. Đừng cho thêm các kỹ năng được áp dụng quá lâu về trước. Điều này vừa không được nhà tuyển dụng đánh giá cao, vừa làm cho bạn bị lỗi thời.
Chỉ nên đề cập đến những kỹ năng có thể áp dụng được cho công việc đang ứng tuyển
Bạn chỉ nên tập trung vào những kỹ năng liên quan tới vị trí việc làm đang ứng tuyển. Hãy luôn ghi nhớ rằng, mục đích cuối cùng của chúng ta khi đề cập đến các kỹ năng trong CV xin việc, nhằm chứng minh và thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể hoàn toàn đủ khả năng đảm nhận và làm tốt công việc đó. Hãy luôn nhớ rằng, trong một CV hoàn hảo, bạn phải có thứ mà nhà tuyển dụng cần chứ không phải thứ bạn có.
Nên dùng các từ đồng nghĩa liên quan cho phần kỹ năng trong CV
Sử dụng từ đồng nghĩa và các cụm từ khác nhau cho việc trình bày các kỹ năng của bạn. Ví dụ, thay vì sử dụng liên tiếp cụm từ tiếp thị trên mạng xã hội, vốn rất rộng về quy mô và mang ý nghĩa chung chung. Bạn có thể tham chiếu tới một hình thức tiếp thị cụ thể như quảng cảo trên Facebook, google,… Qua đó, kỹ năng của bạn sẽ được định hình rõ ràng và cụ thể hơn. Giúp nhà tuyển dụng có thể hình dung, tiếp cận dễ dàng và đúng trọng tâm hơn.
Lặp lại các kỹ năng quan trọng cho phần kỹ năng trong CV
Trong hoạt động tuyển dụng hiện đại như hiện nay. Các nhà tuyển dụng thường sử dụng phần mềm Quản lý Tuyển dụng (ATS) để hỗ trợ. Thông qua việc tra cứu các từ khóa kỹ năng. Để xác định được đâu là những ứng viên tiềm năng và phù hợp với yêu cầu công việc. Phần mềm ATS có thể đếm tần xuất xuất hiện của một từ khóa. Sau đó, xếp hạng các CV theo thứ tự từ khóa đó xuất hiện nhiều nhất. Do đó, bạn nên liệt kê các kỹ năng tìm việc làm quan trọng nhiều lần trong đơn xin việc của mình.
10 kỹ năng trong CV cần có để được gọi phỏng vấn nhiều hơn
Dưới đây là các kỹ năng cần có trong CV phổ biến nhất mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn được nhìn thấy trong CV xin việc của ứng viên. Qua đó, cũng thể hiện được kỹ năng viết CV của bạn.
Xem thêm: “Cách Viết CV Xin Việc Ấn Tượng Hạ Gục Nhà Tuyển Dụng Ngay Từ Cái Nhìn Đầu Tiên“
Kỹ năng giao tiếp (Effective communication)
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ với đồng nghiệp. Điều này rất có ích cho bạn trong công việc lẫn trong cuộc sống.
Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong các CV xin việc làm thuộc những ngành dịch vụ, F&B. Các ứng viên đang có nhu cầu ứng tuyển vào các vị trí việc làm bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng. Nên trình bày chi tiết về kỹ năng này. Nhờ vậy, CV của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao, mở ra cho bạn cơ hội được gọi tham gia phỏng vấn.
Kỹ năng làm việc nhóm
Mọi nhà tuyển dụng luôn cần đến những ứng viên có khả năng làm việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ là cách bạn phối hợp công việc với mọi người trong team. Mà đó còn là kỹ năng xử lý công việc trong nhóm như giao việc cho mọi người, giải quyết xung đột nhóm,….
Đây là lợi thế lớn đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc. Nhưng đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Nếu còn đang phân vân về việc trình bày kinh nghiệm làm việc nhóm của mình. Hãy nhớ đến những lần làm bài tập nhóm cùng bạn bè. Những công việc part-time hay những lần tham gia hoạt động tình nguyện của bạn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-Solving Skills)
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết. Bởi cuộc sống của mỗi người được hình thành và vận hành từ một chuỗi các vấn đề nối tiếp nhau. Trong đó, chắc chắn tồn tại một số vấn đề, mà nếu không được giải quyết tốt sẽ tạo ra những ức chế.
Đặc biệt, sẽ có những lúc, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau gây ra những hạn chế nhất định cho công việc. Do đó việc rèn luyện để có kỹ năng giải quyết vấn đề. Không chỉ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống mà còn cả những vấn đề gặp phải trong công việc.
Kỹ năng tổ chức (Organization skills)
Đây được xem là một trong những kỹ năng thiết yếu mà nhà tuyển dụng luôn muốn nhận được từ ứng viên. Có thể thấy hiện nay, đa phần các công việc đều đòi hỏi kỹ năng sắp xếp và tổ chức. Bắt buộc mỗi người trong cúng ta đều phải rèn luyện cho mình tư duy sắp xếp và lên kế hoạch chi tiết cho từng công việc cụ thể
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu (Research Skills & Data Analysis)
Khả năng tìm kiếm, thu thập thông tin để nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Là kỹ năng cần thiết trong đa số mọi công việc. Đặc biệt là trong các công việc đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường như Marketing, truyền thông.
Thông thường, những người làm việc tốt với các con số, sẽ rất khá về kỹ năng này. Tuy nhiên dù bạn không giỏi về các con số. Nhưng lại có thể tổng hợp vấn đề, thì bạn vẫn là một người có kĩ năng phân tích tốt.
Kỹ năng viết báo cáo
ở bất cứ vị trí công việc này, kỹ năng viết báo cáo luôn được đề cao và gần như trở thành yêu cầu bắt buộc. Thông qua báo cáo, cấp trên của bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được tiến độ những công việc bạn đang thực hiện. Kĩ năng viết báo cáo đòi hỏi bạn phải biết cách thu thập và tổng hợp thông tin. Từ đó, dùng ngôn từ dễ hiểu và dễ đọc nhất để viết thành một bản tóm tắt hoàn chỉnh.
Kỹ năng thích nghi (Adaptability)
Không có quá nhiều người gặp được may mắn từ ngay khi tốt nghiệp. Đã có thể tìm kiếm được một công việc ổn định và gắn bó lâu dài. Chắc hẳn mỗi người đều phải có đôi lần thay đổi công việc và ngành nghề. Vì vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm những ứng viên. Dễ thích nghi với môi trường làm việc mới, dễ dàng bắt đầu với công việc mới.
Kỹ năng quản lý dự án (Project Management Skills)
Nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí leader hoặc quản lý dự án. Thì kỹ năng quản lý dự án này rất cần thiết. Kỹ năng này bao hàm rất nhiều kỹ năng nhỏ hơn bên trong nó: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục….
Kỹ năng điều chế cảm xúc
Một người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Đều có thể làm việc tốt với mọi người xung quanh. Kỹ năng quản trị cảm xúc rất quan trọng. Được xem là lợi thế lớn đối với các bạn đang ứng tuyển vào những công việc phải tiếp xúc nhiều với mọi người như là Customer Service hoặc là Sales.
Xem thêm: “Để Trở Thành Nhân Viên Kinh Doanh Xuất Sắc – Kỹ Năng Và Bí Quyết Phải Có“
Kỹ năng máy tính và sử dụng một số phần mềm thông dụng
Hầu hết, các công ty hiện nay đều yêu cầu ứng viên của mình. Phải có hiểu biết ở mức cơ bản với khả năng sử dụng máy tính. Khả năng làm việc trên các program như word, Excel,… là những kỹ năng cần thiết mà mỗi ứng viên nên trau dồi cho mình.
Ngoài ra, dành thêm chút thời gian học Photoshop. Để có thể bổ sung kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh vào CV xin việc của mình. Bạn sẽ trở thành một ứng viên đầy giá trị và ghi dấu ấn với các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, các bạn đang ứng tuyển cho vị trí việc làm marketing tại Đà Nẵng hay các vị trí trong ngành quảng cáo. Kỹ năng này sẽ đem đến rất nhiều lợi thế. Giúp bạn nổi bật hơn rất nhiều so với các ứng viên còn lại.
Cách sử dụng các kỹ năng trong CV
Bạn có thể sử dụng các loại kỹ năng này trong CV tìm kiếm việc làm của mình theo những cách sau:
Sử dụng các từ khóa của kỹ năng trong CV hoặc trong phần trình bày về kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn.
Sử dụng trong thư giới thiệu bằng cách đề cập đến một hoặc hai kỹ năng quan trọng nhất. Đi kèm các vị dụ cụ thể khi bạn ứng dụng kỹ năng đó vào công việc.
Sử dụng trong cuộc phỏng vấn. Đây là cơ hội bạn có thể gặp mặt và trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy tận dụng tốt điều này. Đưa ra ít nhất một ví dụ. Chứng minh bạn từng dùng những kỹ năng được liệt kê trong CV để xử lý tốt một vấn đề nào đó. Chắc chắn, bạn sẽ “ghi điểm” rất tốt với nhà tuyển dụng.

Kết luận
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những gợi ý hữu dụng. Giúp bạn tìm được cách viết các kỹ năng trong CV ấn tượng và phù hợp nhất với nhà tuyển dụng. Chúc bạn sẽ tìm được một công việc thật tốt từ những kỹ năng vốn có của bản thân nhé !!!